Tổng quan Minh_bạch_(thị_trường)

Tính minh bạch của thị trường là sự sẵn có của các thông tin về thị trường, các giao dịch trên thị trường. Khái niệm này thường được dùng trong thị trường tài chính. Các thông tin thường được cho là quyết định tính minh bạch của thị trường là: Các thông tin về sản phẩm, dịch vụ, khối lượng có sẵn của tài sản vốn, độ sâu của thị trường (khối lượng giá trị của sản phẩm lưu thông trên thị trường, khái niệm thường dùng trong thị trường tài chính và thường được thể hiện bằng khối lượng sản phẩm được mua bán trên thị trường và giá của chúng), giá của sản phẩm, dịch vụ, và nơi thị trường diễn ra.[1] Một thị trường với tính minh bạch cao có thể dẫn đến phi trung gian hóa do người mua có nhiều hiểu biết về giá của nhà cung cấp, khiến họ có xu hướng mua tại nhà cung cấp nhiều hơn để được giá ưu đãi hơn.

Thị trường minh bạch là tốt hay xấu đối với thị trường còn tùy thuộc vào mối quan hệ của độ sâu thị trường với biến động giá. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào tính chất của thị trường thì tính minh bạch của thị trường sẽ được cho là có ảnh hưởng xấu hoặc tốt đến chất lương giao dịch trên thị trường. Việc giao dịch theo nguyên tắc minh bạch của thị trường được biết đến dưới tên “Sunshire trading” và ngược với nó là “Dark pool trading” chỉ việc người tham gia thị trường giao dịch nhưng không có thông tin về ai đang giao dịch hay giao dịch với khối lượng bao nhiêu và với giá như thế nào, …. Hay nói cách khác, giao dịch “Dark pool” là giao dịch trên thị trường không minh bạch[2]. Trong thị trường minh bạch, (hay đối với Sunshire) Admati và Pfleiderer đã chỉ ra rằng, sự xác định của thanh khoản (chỉ sự nhận biết của thị trường về một lệnh thanh khoản) giảm đi chi phí trao đổi của người báo trước, nhưng tác động của nó đến phúc lợi cũng như chi phí trao đổi chưa rõ ràng.

Liên quan